Lý luận chi tiết Lục Phủ – Trị Liệu Gia Bảo

☎ Hotline: 0984.711.502

☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Lý luận chi tiết Lục Phủ

Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quan, tâm tiêu gọi là lục phủ. Công năng của lục phủ là tiêu hoá thức ăn uống, hấp thu và phân bố tân dịch, bài tiết phế liệu và cặn bã, chỉ nên tả ra mà không nên tàng chứa cho nên lục phủ lại có tên là “phủ truyền hoá”.

ĐỞM

Đởm bám vào gan, công năng sinh lý của đởm vừa có quan hệ tới sự tiêu hoá của thức ăn, vừa quan hệ tới hoạt động tinh thần. Vì thế đởm vừa được xếp vào lục phủ, vừa được xếp vào phủ kỳ hằng. Đởm chứa nước mật, cho nên đởm lại được gọi là “phủ trung tinh”; Nước mật có vị đắng, cho nên khi đởm khí nghịch lên thì có chứng miệng đắng. Nếu nước mật tiết vào vị, theo vị khí nghịch lên, thì thành chứng nôn ra nước đắng.

Tinh của đởm là cương trực, cương thì hào hùng quả cảm, cho nên thiên linh đan bí điểm luận sách Tố Vấn gọi đởm là chức vụ trung chinh, chủ việc quyết đoán. Người có đởm khí hào hùng thì khí của ngũ tạng lục phủ cũng vì đó mà cương thịnh dù có bị kích thích từ ngoài tới sự việc qua thì trở lại bình thường ngay được đó là cái lẽ thường nói: “Khí nhờ đởm mà mạnh, tà không can phạm được”. Trái  lại, người đởm khí hư nhược hễ bị kích thích từ ngoài tới thì khí huyết rối loạn, thường gây thành bệnh. Ngoài ra, người đởm hư yếu cũng thường có những chứng tinh thần thất thường, mất ngủ hay sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên.

VỊ

Vị ở dưới cách mạng, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiêu trường, miệng trên gọi là “bí môn”, miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn cũng gọi là “thượng quản”, u môn cũng gọi là “hạ quản” ba vùng gọi là “vị quản”. Thức ăn uống từ miệng vào, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị gọi là “đại thượng”. Cái kho lớn hoặc gọi là “bể của thủy cốc”.

Vị có công năng thu nhận và tiêu hoá cơm nước, nếu vị có bệnh thì sẽ xuất hiện các chứng vùng bụng chướng đau, chướng đầy, tiêu hoá không tốt, đói không muốn ăn, nôn mửa, nuốt chua, hoặc tiêu cơm chóng đói.

Khí huyết của cơ thể là chất tinh vi trong đồ ăn uống hoá sinh, bắt nguồn ở vị. Vì thế vị vừa là bể của thủy cốc, vừa là nguồn gốc của khí huyết. Sự vận động của lục phủ ngũ tạng, chân tay xương khớp đều nhờ vào sự dinh dưỡng của khí huyết, cho nên người có vị khí sung bại không thu nhận được cơm nước thì tiên lượng phần nhiều là không tốt. Người xua có nói: “ăn được thì tốt, không ăn được thì chết” tức là nói về tình huống này.

TIỂU TRƯỜNG

Phía trên, tiểu trường tiếp với u môn, thông với vị, phía dưới tiếp với “Hạ lan môn” thông với đại trường. Công dụng chủ yếu của tiểu trường là phân biệt thanh trọc, cơm nước trong vị sau khi đã chín nhừ đi qua u môn chuyển xuống tiểu trường, tại đây lọc lựa ra thứ thanh thứ trọc, thanh là tân dịch, trọc là cặn bã, thanh thì được hấp thu chuyển vào các bộ phận, cuối cùng thì thấm vào bàng quang; trọc thì chuyển xuống đại trường. Cho nên thiên linh đan bí điểm luận sách Tố Vấn nói: “Tiểu trường giữ chức vụ thu thành, vật biến hoá từ đó mà ra”. Nếu tiểu trường mất chức năng gạn lọc, không tách ra được thanh trọc, thì thủy dịch ở bàng quang sẽ giảm sút, tiểu tiện ngắn, ít, thậm chí bí đái, đồng thời cả thanh và trọc trong tiểu trường đều dồn xuống đại trường mà có chứng đại tiện lỏng.

ĐẠI TRƯỜNG

Đại trường bao gồm 2 bộ phận: hồi trường và trực trường,  đầu cuối trực trường gọi là giang môn (phách môn). Đại trường có công dụng hấp thụ phần nước gọi là “tế bí biệt trấp” vì cặn bã ở tiểu trường dồn xuống sau khi được đại trường hấp thụ phần nước mới thành phân. Vì thế đại trường là một cơ quan truyền tống cặn bã và làm cho cặn bã thành hình. Cho nên thiên linh đan bí diễn luận sách Tố Vấn nói: “Đại trường giữ chức truyền tống, vật đã biến hoá từ đấy mà ra”. Nếu đại trường hư  hàn, mất công năng “tế bí biệt trấp” thì có các chứng sôi bụng đau xoắn ỉa chảy. Trái lại, đại trường thực nhiệt, dịch ruột khô ráo thì xuất hiện chứng táo bón.

BÀNG QUANG

Bàng quang ở vùng bụng dưới, là chỗ chất nước dồn góp lại. Công dụng của bàng quang là bài tiết nước tiểu cất giữ tân dịch. Nước tiểu là sản vật của quá trình khí hoá, cũng như mồ hôi từ tân dịch hoá ra, cho nên thiên linh bí điển luận sách Tố Vấn nói: “Bàng quang giữ chức châu đô tân dịch chứa ở đó, khí hoá thì có thể thải ra”.

Nước tiểu từ tân dịch hoá ra, tân dịch thiếu, ít thì có chứng đái không thông. Trái lại, đái quá nhiều thì hao tổn tân dịch. Cho nên bàng quang có tác dụng chủ việc thải nước tiểu và giữ tân dịch lại.

TAM TIÊU

Tam tiêu là đường nguyên khí phân bố thức ăn uống chuyển hoá ra vào, chủ khí, chủ thủy, coi toàn bộ hoạt động khí hoá trong cơ thể.

Duy trì quá trình khí hoá chủ yếu nhờ nguyên khí mệnh môn. Khí hơi thở và khí cơm nước ở tràng vị. Nguyên khí mệnh môn là khí căn bản của tam tiêu. Nguyên khí đi vào tam tiêu phân bố khắp người để thúc đẩy mọi hoạt động sinh lý của các tổ chức cơ quan. Khí trời do phế khi hấp thu vào, giao khí với khí cơm nước của tràng vị tại khí hơi nhờ tác dụng túc giáng của phế và sự hoạt động của tâm mạch, tuyên tán khắp trong ngoài để cung cấp dinh dưỡng.  Cốc khí (khí cơm nước) nguyên khí, phế khí, nhờ đường tam tiêu mà vận hành khắp trong ngoài toàn thân, thấu khắp 12 kinh mạch, ngũ tạng lục phủ, cơ nhục, hoàn thành cả loạt tác dụng khí hoá của cơ thể.

Nói khí hoá, tức là làm cho những vật chất nào đó trong cơ thể hoá thành khí, khí lại hoá thành một số vật chất nào đó trong cơ thể. Đó cũng chính là qúa trình sinh hoá của sự hoá khí, hấp thụ thành hình bài tiết các thức của đồ ăn uống trong cơ thể. Cho nên thiên vinh vệ sinh hội sách Linh khu nói: “Thường tiêu như sương mù, trung tiêu như bọt nước sủi, hạ tiêu như nước chảy”

Sương mù là hình dạng khí thượng tiêu man mác như sương mù, xủi là hình dạng thức ăn uống chín nát ở trung tiêu, nước chảy là hình dạng chất nước ở hạ tiêu được thải ra. Cho nên nói tam tiêu là đường ra vào của thức ăn uống, chủ việc tuần hoàn và bài tiết thủy dịch của cơ thể.

Như những điều nói trên, tam tiêu có hai công năng chính: là chủ trì các khí, hai là thông điều đường nước nhưng tam tiêu có chia ra thượng, trung, hạ và mỗi phần đều có đặc điểm riêng, nay trình bày từng phần sau:

  1. a) Thượng tiêu: từ họng xuống đến miệng trên dạ dày, công dụng chủ yếu của thượng tiêu là:
  • Thu nạp chất ăn uống không để nôn ra ngoài
  • Tiếp thu khí thủy cốc từ vị ra, phân bố khắp vùng cơ biểu toàn thân, để  ôn dưỡng cho cơ nhục, các khớp và da dẻ.
  1. b) Trung tiêu:Ở trung quản vị (từ miệng trên dạ dày xuống miệng dưới dạ dày). Công dụng chủ yếu của trung tiêu là:
  • Chín nhừ thức ăn uống, chứng hoá tân dịch
  • Tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hoá sinh ra sinh khí
  1. c) Hạ tiêu:Từ trung tiêu xuống chỗ vùng bụng dưới, công dụng chủ yếu của hạ tiêu là: gọn lọc chất thanh, chất trọc, bài tiết chât bỏ đi, khí của hạ tiêu đi xuống chủ đưa ra mà không nhận vào.

Như trên có thể thấy được thượng, trung, hạ, tam tiêu bao gồm đủ ngũ tạng lục phủ, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hoá thức ăn uống, hấp thụ, bài tiết sinh hoá khí huyết. Cho nên mới có công dụng của tam tiêu quan hệ với công năng khí hoá của toàn bộ cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Giải thích một số từ về mạch Thuật xem mạch Bắt mạch: Thiết chẩn - Mạch Thốn khẩu Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền Huyết là gì? Tinh là gì? Các huyệt chữa ù tai Bấm Huyệt trị buồn nôn hiệu quả nhất Huyệt khích môn có tác dụng điều tiết tuần hoàn trị bệnh tim Huyệt Kiên Tỉnh