Tổng hợp huyệt đạo trên cơ thể và cách bấm huyệt chữa bệnh (Phần 1) – Trị Liệu Gia Bảo

☎ Hotline: 0984.711.502

☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Tổng hợp tất cả các huyệt đạo trên cơ thể và cách bấm huyệt chữa bệnh (Phần 1)

Am hiểu về các huyệt đạo trên cơ thể người và cách bấm huyệt chữa bệnh sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau lưng, tê bì chân tay, rối loạn lưu thông máu 

Bấm huyệt là phương thức trị liệu khá nổi tiếng với khả năng trị liệu kết hợp hồi phục sức khỏe và duy trì thể trạng nhanh chóng. Song, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bạn không hiểu rõ về hệ thống huyệt đạo trên cơ thể, cũng như cách thức bấm huyệt trị bệnh.

Mục lục:

I. HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ GÌ?

II. HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

III. HỆ THỐNG CÁC HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

1. Các huyệt đạo nguy hiểm – Vị trí của 36 “TỬ HUYỆT” trên cơ thể

1.1. 9 tử huyệt trên mặt và vùng đầu, cổ

1.2. 14 tử huyệt ở vùng ngực và bụng

1.3. 8 tử huyệt ở vùng lưng, eo và mông

1.4. 5 tử huyệt ở tay và chân

2. Bạn biết huyệt đạo trên cơ thể có nhiều loại không?

2.1. Huyệt đạo của kinh/kinh huyệt hay huyệt nằm trên đường kinh

2.2. Huyệt nằm ngoài đường kinh (huyệt ngoài kinh – ngoại kỳ huyệt)

2.3. Các huyệt ở chỗ đau (huyệt Thiên ứng)

[CÒN TIẾP]

















I. HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ GÌ?

Bởi theo y học phương đông, trong 108 đại huyệt, có tới 36 “TỬ HUYỆT”. Nếu tác động không đúng, có thể gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí là tử vong.Vậy, huyệt đạo là gì? Có bao nhiêu huyệt đạo trên cơ thể? Tác dụng của bấm huyệt là như thế nào? Và cách thức thực hiện phương pháp này ra sao?

II. HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Có rất nhiều cách định nghĩa về huyệt đạo. Theo ghi chép trong cuốn Linh khu thiên cửu thập nhị nguyên thì huyệt đạo là nơi lưu thông thần khí ra và vào cơ thể. Những danh y thời xưa quan biệm rằng: Khí không chỉ ở bên trong cơ thể của chúng ta, mà nó còn tỏa ra bên ngoài cơ thể. Khí liên tục lưu thông ra vào cơ thể, tạo thành một dạng không gian đặc biệt (được gọi là trường sinh học, trường nhân thể hay hào quang.)

Huyệt đạo phân bố rộng khắp trên toàn thân. Huyệt đạo trong sách cổ có rất nhiều tên gọi: du huyệt, khổng huyệt, khí huyệt, cốt huyệt…Nhưng ngày nay, chúng ta thường chỉ dùng huyệt/huyệt đạo làm tên gọi chính.

Y học hiện đại sau khi nghiên cứu đã chứng minh rằng: Các vị trí được coi là huyệt đạo theo thuyết y học cổ truyền thường là những đồi mối của các dây thần kinh và mạch máu. Nói cách khác, tác dụng của các phương pháp trị liệu bằng huyệt đạo là hoàn toàn có căn cứ. Huyệt có quan hệ chặt chẽ với hoạt động cơ học trên các chi, các cơ quan bên trong cơ thể, tuần hoàn máu và hệ thần kinh. Nói cách khác, các nhà khoa học ngày nay hoàn toàn công nhận sự hiện hữu của huyệt và tác dụng của bấm huyệt trị liệu.

Hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể

III. HỆ THỐNG CÁC HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

Trên cơ thể con người, chúng ta tìm ra tất cả là 365 huyệt đạo khác nhau. Trong đó, có 108 đại huyệt và 257 tiểu huyệt. Trong số 108 đại huyệt có tới 36 điểm được coi là “TỬ HUYỆT”. Nói cách khác, nếu tác động mạnh vào những huyệt đọa này có thể dẫn tới tử vong, vô cùng nguy hiểm. Để tránh những rủi ro không đáng có, hãy cùng tìm hiểu về 36 huyệt vị này.

1. Các huyệt đạo nguy hiểm – Vị trí của 36 “TỬ HUYỆT” trên cơ thể

36 tử huyệt nguy hiểm trên cơ thể con người

Những huyệt đạo này được phân bổ đồng đều trên hầu khắp các bộ phận của cơ thể. Đó là:

1.1. 9 tử huyệt trên mặt và vùng đầu, cổ

Khu vực này có 9 huyệt đạo mà bạn nên tránh xa. Cụ thể là:

9 TỬ HUYỆT TRÊN MẶT VÀ VÙNG ĐẦU, CỔ

Tử huyệtVị tríKhi tác động
Huyệt Bách HộiGiao điểm của đường nối liền phần đầu trên của hai tai với đường tuyến chính giữa đỉnh đầucó thể gây choáng và bất tỉnh
Huyệt Thần ĐìnhTừ mép tóc trước chán lên 5cm có thể gây choáng váng (do huyệt này ảnh hưởng trực tiếp đến não)
Huyệt Thái DươngNằm ở chỗ lõm ở đuôi chân mày gây ù tai, tối mắt và xay xẩm
Huyệt Nhĩ Mônở chỗ khuyết trước vành tai. Bạn có thể phát hiện dễ dàng khi há miệngsẽ gây ù tai, chóng mặt
Huyệt Tình Minhở đầu chân mày, ở góc khóe mắt trongcó thể gây hôn mê
Huyệt Nhân TrungNgay dưới chóp mũigây hoa mắt chóng mặt
Huyệt Á MônNằm ở sau gáy, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và thứ haicó thể gây câm tạm thời/bất tỉnh
Huyệt Phong Trìở chỗ lõm dưới xương chẩm sau dái tai, có thể gây hôn mê khi ấn mạnh
Huyệt Nhân NghênhTừ yếu hầu dóng sang hai bên khoảng 5cmTác động mạnh sẽ làm ứ khí, choáng đầu


1.2. 14 tử huyệt ở vùng ngực và bụng

Các huyệt đạo vùng ngực và bụng

Vùng này có tới 14 TỬ HUYỆT. Ghi nhớ chính xác sẽ giúp bạn tránh tối đa rủi ro:

14 TỬ HUYỆT Ở VÙNG NGỰC VÀ BỤNG

Tử huyệtVị tríKhi tác động
Huyệt Đản trungNằm ở giữa hai đầu vú, chi phối thần kinhcó thể gây loạn thần, bất an

Huyệt Cưu Vĩ

phía trên rốn, cách rốn khoảng 15cmVa đập mạnh vùng huyệt Cưu Vĩ có thể gây đọng máu, chấn động tim, ảnh hưởng đến tĩnh mạch, gan, mật, gây tử vong
Huyệt Cự KhuyếtTrên rốn 9cm ảnh hưởng trực tiếp đến gan, mật và tim
Huyệt Thần KhuyếtNằm ở chính giữa rốnẤn mạnh vào huyệt này có thể khiến chấn động ruột, bàng quang, tổn thương dây thần kinh sườn và mất dần sự linh hoạt.
Huyệt Khí HảiỞ dưới rốn 4cm chi phối tĩnh mạch ở sườncó thể gây ứ máu và giảm khả năng vận động
Huyệt Quan NguyênỞ dưới rốn 7cmchi phối tĩnh mạch và dây thần kinh sườn, có thể gây chấn động ruột và ứ đọng khí huyết
Huyệt Trung CựcNằm ở dưới rốn 10cm có thể gây chấn động thần kinh, kết tràng chữ S và tổn thương cơ
Huyệt Khúc Cốtở xương khung chậu bụng dưới-hạ bộBấm nhầm phải huyệt này có thể gây tổn thương khí cơ toàn thân và ứ động khi huyết.
Huyệt Ưng SongNằm ở xương sườn thứ 3 bên trên vúHuyệt này có thể động mạch và tĩnh mạch, làm tim nhừng cấp máu và gây choáng váng
Huyệt Nhũ TrungNằm ở chính giữa đầu vú có thể gây sung huyết/phá khí
Huyệt Nhũ CănTừ đầu vú dóng xuống 1 đốt xương sườnDo nằm ở bên trái của tim nên bấm mạnh huyệt Nhũ căn có thể làm sốc tim và tử vong
Huyệt Kỳ MônỞ xương sườn thứ 6 dưới núm vúTác động mạnh vào huyệt này sẽ ảnh hưởng đến lá lách, gan, ứ khí và chấn động cơ xương.
Huyệt Chương MônNằm trên đường nối tuyến giữa nách với mút cuối của xương sườn nổi số 1. Xác định bằng cách co khép nách lại, huyệt nằm ở ngang với điểm cuối khuỷu tay. Bạn có thể thấy phía bên phải huyệt này là gan, bên trái là lá lách. Nếu bấm mạnh huyệt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và lá lách. Đồng thời, cản trợ sự lưu thông máu, phá hoại màng cơ xương.
Huyệt Thương KhúcTừ giữa bụng (bao tử) ngang sang hai bên 5cmẢnh hưởng đến thần kinh sườn, chấn động ruột, ứ huyết, tổn thương khí


1.3. 8 tử huyệt ở vùng lưng, eo và mông

Các huyệt đạo vùng lưng eo mông

Vùng này có 8 vị trí huyệt đạo nguy hiểm. Đó là:

8 TỬ HUYỆT Ở VÙNG LƯNG, EO VÀ MÔNG

Tử huyệtVị tríKhi tác động
Huyệt Phế DuTừ mỏm gai của đốt sống ngực thứ 3, ngang sang 2 bên lưng 4cmHuyệt chi phối tĩnh mạch, động mạch sườn thứ 3, hệ thần kinh, có thể gây chấn thương tim, phổi, khí huyết khi ấn mạnh
Huyệt Quyết Âm DuXác định như Phế du nhưng tính từ mỏm gai đốt sống ngực thứ tư thay vì thứ ba..

Bấm mạnh huyệt này có thể gây hại cho thành tim, phá khí cơ, tổn thương phổi, dễ gây tử vong
Huyệt Tâm DuGiống như trên nhưng bắt đầu từ mỏm gai đốt sống ngực thứ nămHuyệt Tâm du khi chịu lực mạnh sẽ gây phá huyết, tổn thương khí và thành tim
Huyệt Thận DuCách xác định như trên, bắt đầu là mỏm dai đốt sống lưng eo thứ haiHuyệt này chi phối phổi, có thể tổn thương cơ gây liệt nửa người
Huyệt Mệnh MônNằm giữa đốt sống thắt lưng thứ 3 và thứ 2Có thể gây liệt nửa người và phá khí cơ nếu bị tác động mạnh
Huyệt Chí ThấtTừ mỏm gai đốt đống eo lưng thứ hai, dòng sang ngang 2 bên 6cmĐập mạnh vào huyệt Chí thất sẽ gây chấn động thận, tĩnh mạch, thần kinh tổn thương nội khí
Huyệt Khí Hải DuDóng ngang sang hai bên 3cm từ mỏm gai đốt sống eo lưng thứ baHuyệt này bị ấn mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quả thận, cản trở lưu thông máu
Huyệt Vĩ LưNằm ở giữa xương cụt và hậu mônHuyệt này chi phối lưu thông khí huyết trên toàn cơ thể


1.4. 5 tử huyệt ở tay và chân

Bao gồm 5 huyệt vị đáng chú ý sau:
5 TỬ HUYỆT Ở TAY VÀ CHÂN
Tử huyệtVị tríKhi tác động
Huyệt Kiên TỉnhỞ điểm cao nhất của vaiNhấn mạnh sẽ gây tê bại, mất sự linh hoạt
Huyệt Thái UyênNằm ở chỗ lõm ở lằn ngang cổ tay khi ngửa lòng bàn tay Gây tổn thương nội khí và bách mạch bị cản trở nếu tác động mạnh
Huyệt Túc Tam Lý Ở trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay, từ bờ dưới xương bánh chè dòng xuống 6cmẤn mạnh có thể khiến tê bại chân
Huyệt Tam Âm GiaoTừ đầu nhọn của mắt cá chân thẳng lên 6cm sát bờ sau xương ống chânẤn mạnh huyệt này khiến tổn thương khí ở huyệt Đan điền và tê bại chân
Huyệt Dũng TuyềnBạn co ngón chân, huyệt này ở chỗ lõm dưới lòng bàn chânNếu tác động lực quá mạnh có thể ảnh hưởng tới lưu thông khí huyết. Song nếu ấn nhẹ nhàng, lại rất tốt cho sức khỏe

Phía trên là 36 huyệt mà chúng ta cần biết để tránh việc tác động quá mạnh, gây nguy hiểm tới sức khỏe của cơ thể. Các huyệt đạo và công dụng cũng như những hệ lụy không đáng có của chúng là “bài học” vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đừng chữa bệnh sai cách!

2. Bạn biết huyệt đạo trên cơ thể có nhiều loại không?

Không đơn giản chỉ phân ra đại huyệt hay tiểu huyệt. Hệ thống huyệt vị trên cơ thể còn được chia làm 3 loại chính căn cứ vào học thuyết về kinh lạc. Đó là: Huyệt đạo nằm trên đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh và huyệt Á thị (hay huyệt nằm ở vùng đau).

2.1. Huyệt đạo của kinh/kinh huyệt hay huyệt nằm trên đường kinh

Huyệt của kinh nằm trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Những huyệt này có vai trò quan trong hơn so với các huyệt vị khác trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bao gồm:

  • Huyệt nguyên
Nhiều thầy thuốc đông y coi đây là huyệt đại diện của đường kinh. Mỗi kinh sẽ có 1 huyệt nguyên. Chúng thường nằm ở cổ tay, cổ chân và cùng xung quanh/gần đó. Huyệt này thường dùng để chẩn đoán và chữa trị các bệnh hư/thực của phủ tạng và kinh lạc tương ứng.

  • Huyệt lạc
Huyệt này là điểm khởi đầu của lạc ngang, nối liền giữa kinh âm với kinh dương tương ứng. Do đó, huyệt đạo này thường dùng trong điều trị bệnh của những kinh có huyệt đó và cả những kinh có quan hệ biểu lý với nó
Mỗi kinh chính và 2 mạch (Đốc, Nhân) có 1 huyệt lạc.  Tổng cổng số huyệt lạc là 15 huyệt phân bố đều trên cơ thể.
 
  • Huyệt bối du (huyệt du ở lưng)
Theo y học cổ, khí huyết của phủ tạng tụ tại một huyệt du tương ứng ở lưng. Những huyệt du này nằm dọc hai bên cột sống, cách đường giữa rốn 1,5 thốn. (1 thốn=chiều rộng của 4 ngón tay (trừ ngón cái) chia 3). Các huyệt này tuy đều nằm trên đường kinh Bàng quang nhưng lại có vai trò chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau của nhiều cơ quan phủ tạng tương ứng.
Ví dụ: huyệt Phế du, tuy nằm trên kinh Bàng quang những có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh của tạng Phế.

  • Huyệt mộ
Tương tự như nguyên lý của huyệt Bối du. Có thể tồn tại nhiều huyệt mộ trên đường kinh mạch nhưng chúng chi phối những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Huyệt mộ phân bố chủ yếu ở 2 khu vực:
- Vùng bụng và ngực
- Nằm trên các đường kinh mạch khác nhau. Ví dụ: Huyệt Thiên xu nằm trên kinh Vị nhưng là huyệt mộ của Đại trường. Còn huyệt Trung quản là huyệt của Vị nhưng lại nằm trên mạch Nhâm.

  • Huyệt ngũ du
Huyệt ngũ du gồm 5 nhóm huyệt, theo thứ tự: tỉnh-huỳnh-du-kinh-hợp, tính từ khuỷu tay và gối kéo đến ngọn các chi. Huyệt ngũ du có tác dụng cực kỳ tốt khi điều trị những chứng bệnh về bản kinh.
Chúng thường được sử dụng để điều trị theo tác dụng chủ yếu của từng loại hoặc theo luật ngũ hành sinh khắc.

  • Huyệt khích
Từ “Khích” mang ý nghĩa là khe hở. Huyệt khích thường tập trung phân bổ tại những điểm giữa khe gân với xương. Những khe này là nơi mạch khí tập trung sâu ở trong cơ thể. Chúng được cho là yếu huyệt của các kinh mạch. Có tổng cộng 16 huyệt khích nằm trên 12 kinh chính, mạch Âm kiểu, Dương kiểu, Âm suy, Dương duy.

  • Huyệt bát hội hay huyệt hội
Có 8 loại tổ chức trong cơ thể, bao gồm: phủ, tạng, khí, huyết, xương, gân, tủy, mạc. Và huyệt hội là những huyệt chi phối những tổ chức này. Bởi vậy mà ngoài tên “huyệt hội”, chúng còn có tên chung là huyệt Bát hội.
Tám huyệt hội chủ yếu nằm trên các kinh chính và mạch Nhâm.

  • Huyệt Giao hội
Đúng như tên gọi, huyệt Giao hội là nơi mà 2 hoặc nhiều đường kinh và mạch gặp nhau. Trên cơ thể người, có tổng cộng khoảng 94 huyệt Giao hội được tìm thấy. Những huyệt này thường nằm trên mạch Nhâm, Đốc và các kinh chính.
Huyệt giao hội thường dùng khi chữa trị cùng lúc với bệnh của tất cả các kinh mạch. Vì là điểm giao của nhiều kinh và mạch nên chỉ cần tác động vào giao hội huyệt sẽ đem lại tác động đến nhiều kinh mạch khác nhau.

2.2. Huyệt nằm ngoài đường kinh (huyệt ngoài kinh – ngoại kỳ huyệt)

Đây là các huyệt đạo nằm ngoài 12 kinh chính. Song cũng có một số huyệt đạo thuộc nhóm này nằm trên đường tuần hoàn của kinh mạch chính. Song chúng không phải là huyệt của kinh mạch ấy. (VD: Huyệt ấn đường nằm ngay trên mạch Đốc nhưng nó lại không phải là huyệt của mạch Đốc).
Hầu hết các huyệt đạo ngài kinh đều do quá trình nghiên cứu hiện đại sau này phát hiện ra. Những huyệt này được phát hiện dần dần qua nhiều công trình của các chuyên gia về châm cứu bấm huyệt trên toàn thế giới. Họ dựa trên một số tiêu trí để đánh giá và xác nhận những huyệt ngoài kinh như:
  • ›Phải là những huyệt thông dụng.
  • ›Phải có hiệu quả trị liệu lâm sàng.
  • ›Phải có vị trí giải phẫu rõ ràng.
  • ›Phải cách tối thiểu huyệt kinh điển (huyệt trên đường kinh) 0,5 thốn.
Kết quả sau nghiên cứu là: Con người xác nhận được 48 huyệt ngoài kinh đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Trong 48 huyệt đạo này được phân bố như sau: 15 huyệt đầu, 1 ở ngực bụng, 9 huyệt ở lưng, 11 huyệt ở tay và 12 huyệt đạo còn lại nằm ở chân. Chúng được quy định theo ký hiệu quốc tế là Ex.

Sơ đồ 48 huyệt nằm ngoài đường kinh trên cơ thể con người

2.3. Các huyệt ở chỗ đau (huyệt Thiên ứng)

Huyệt ở chỗ đau hay còn gọi là huyệt Á thị/huyệt Thiên ứng. Đây là loại huyệt đạo không xác định được vị trí cố định và cũng không luôn luôn tồn tại. Chúng chỉ xuất hiện khi có hiện tượng đau Đây là những huyệt không có vị trí cố định, cũng không tồn tại mãi mãi. Chúng chỉ xuất hiện tại những chỗ đau, được xác định bằng cách: Ấn thử vào vùng đau, điểm đau nhất chính là huyệt Thiên ứng.
Vì nằm ở trung tâm đau nhức, nên huyệt Thiên ứng thường được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức cấp hoặc mạn tính.

Đến với Y Thuật Gia Bảo, bạn sẽ được chữa trị tận gốc bằng phép trị liệu nắn chỉnh xương khớp , hồi phục lại sự cân bằng của  cơ thể, phát huy sinh lực của con người, loại trừ tận gốc mầm mống gây bệnh, nên nó được gọi là “phép trị liệu nguyên nhân” hay còn gọi là “phép trị liệu căn bản”Với quy trình điều trị sử dụng nhiều kĩ thuật từ bàn tay tác động lên 8 vị trí xương khớp (cổ, vai, gáy, ngực, lưng, hông, chân, tay) kèm với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp như chườm gan, thận bằng đá nóng tích tụ năng lượng núi lửa và đắp mặt nạ Nha Đam – Lô Hội cải thiện và trẻ hoá da mặt.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn đặt lịch thử miễn phí Viện Y thuật Ứng Dụng Gia Bảo 212 Nguyễn Xiển - Hotline 0984.711.502

chưa trị xương khơp đông y


Tin cùng chuyên mục

Giải thích một số từ về mạch Thuật xem mạch Bắt mạch: Thiết chẩn - Mạch Thốn khẩu Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền Huyết là gì? Tinh là gì? Các huyệt chữa ù tai Bấm Huyệt trị buồn nôn hiệu quả nhất Huyệt khích môn có tác dụng điều tiết tuần hoàn trị bệnh tim Huyệt Kiên Tỉnh